Ảnh bìa Lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow nền tảng phân tích kỹ thuật cơ bản trong giao dịch tài chính

 Lý thuyết Dow là nền tảng của phân tích kỹ thuật hiện tại trong thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền điện tử nói riêng. Cho dù bạn học bất kì trường phái phân tích kỹ thuật nào. Thì cũng phải hiểu rõ các nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow trước tiên. Nó như một bài học vỡ lòng khi tham gia vào thị trường này.

Vậy lý thuyết Dow là gì? Các nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow là gì? Ứng dụng trong giao dich như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !

Lý thuyết Dow là gì?

Lý thuyết Dow là một trong những phương pháp về giao dịch được phát triển bởi Charles Dow – cha đẻ của trường phái phân tích kỹ thuật. Cho đến nay, lý thuyết này vẫn là nền tảng của mọi phương pháp phân tích kỹ thuật.

 Lý thuyết Dow là học thuyết khá trừu tượng bắt nguồn từ tư tưởng và nhận định của Charles Dow trong thị trường chứng khoán. Ông cho rằng đường giá trong giao dịch phản ánh tất cả; và không ai có thể thao túng xu hướng của thị trường. Về sau, các nhà phân tích tài chính phố Wall, bắt đầu chấp nhận lý thuyết Dow. Như một lý thuyết một thứ bắt buộc phải nắm chắc để làm nền tảng cho mọi phân tích kỹ thuật về sau.

Lý thuyết Dow không đơn thuần là một lý thuyết khô khan. Đây là lý thuyết mà khi bạn đọc vào tôi tin chắc nó sẽ thay đổi tư duy; thái độ và cách giao dịch của bạn cũng như hướng bạn vào con đường đúng đắn.

Các nguyên lý cơ bản trong lý thuyết Dow

Thị trường phản ánh tất cả mọi thứ

Tiền đề cơ bản đầu tiên của lý thuyết Dow cho thấy tất cả thông tin từ quá khứ đến hiện tại. Thậm chí là cả tương lai đều gây ảnh hưởng tới thị trường, được phản ánh trong giá của cổ phiếu, chứng khoán… và các chỉ số.

Thông tin mà Dow nói tới đây bao gồm tất cả mọi thứ: từ cảm xúc nhà đầu tư cho đến lạm phát, dữ liệu lãi suất… Điều duy nhất bị loại trừ là các thông tin không thể biết trước như thiên tai dịch họa… Tuy nhiên, ngay sau đó những rủi ro của sự kiện này cũng được định giá vào thị trường.

Lý thuyết Dow cho rằng thị trường phản ánh tất cả

Theo Dow, thông tin không giúp nhà giao dịch hoặc chính bản thân thị trường biết được tất cả mọi thứ. Mà chỉ dùng để dự đoán các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Ngay cả các yếu tố đã – sắp xảy ra và có thể xảy ra sẽ được định giá vào thị trường. Khi mọi thứ thay đổi; thị trường buộc phải điều chỉnh cùng với giá cả để phản ánh theo những thông tin thay đổi đó.

Rất nhiều nhà giao dịch (trader) chỉ cần nhìn vào biến động giá. Mà không cần nhìn vào các yếu tố khác như chỉ báo chẳng hạn cũng có thể xác định được xu thế thị trường.

Giống như phân tích kỹ thuật chính thống, lý thuyết Dow chủ yếu tập trung vào giá cả. Tuy nhiên, khác ở chỗ lý thuyết Dow liên quan đến biến động toàn bộ thị trường hơn là chỉ thu hẹp trong thị trường chứng khoán.

Ví dụ, người theo lý thuyết Dow sẽ xem xét biến động giá theo các chỉ báo nằm trong xu hướng chính. Một khi họ có suy nghĩ về xu hướng trên thị trường, họ sẽ đưa ra quyết định đầu tư. Nếu xu thế chính là xu hướng tăng, thì nhà đầu tư sẽ mua với mức giá hợp lý.

Biến động của thị trường là tổng hợp từ ba xu hướng

Xu hướng (Trend) là gì?

Xu hướng bao gồm hai loại

Xu hướng tăng là khi mức giá giao dịch cao nhất hiện tại cao hơn các mức giá đỉnh trước đây. Đồng thời, mức giá thấp nhất tại thời điểm hiện tại cũng cao hơn các mức giá thấp nhất trong quá khứ. Hay trên đồ thị gồm các đỉnh và đáy mới cao hơn các định đáy cũ.

Xu hướng giảm là khi mức giá cao nhất và thấp nhất của thị trường hiện tại thấp hơn mức cao nhất và thấp nhất trong quá khứ. Hay trên đồ thị gồm các đỉnh đáy mới thấp hơn các đỉnh đáy cũ.

3 xu hướng trong lý thuyết Dow

Theo Lý thuyết Dow thì thị trường có ba loại xu hướng:

Xu hướng chính (dài hạn)

Xu hướng chính có thể kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm đây là chuyển động chính của thị trường. Thông thường xu hướng chính là xu hướng các nhà đầu tư dài hạn quan tâm.

Gần như không có ai có thể dự đoán các chu kỳ này và nó cũng rất khó bị thao túng,làm giá.

Xu hướng cấp 2 (trung hạn)

Xu hướng trung hạn thường kéo dài từ 3 tuần đến vài tháng, đây là giai đoạn điều chỉnh của xu hướng chính. Tức là giai đoạn giá đi ngược lại xu hướng chính.

Chúng là những đợt giảm giá tạm thời hay còn gọi là những đợt điều chỉnh ở thị trường tăng giá (uptrend) . Hoặc những đợt tăng giá tạm thời hay còn gọi là phục hồi ở thị trường giảm giá (downtrend ). Những đợt điều chỉnh này thường có hiệu chỉnh bằng một phần ba đến một nửa của xu hướng chính.

Đây là giai đoạn mà các nhà đầu tư dài hạn theo xu hướng chính tìm cơ hội mua được ở các mức giá thấp nhiều nhất có thể.

Xu hướng cấp 3 (ngắn hạn)

Xu hướng ngắn hạn thường kéo dài từ vài ngày đến dưới 3 tuần. Trong một số trường hợp nó chỉ kéo dài vài giờ đến 1 ngày. Đây là thường là những biến động nhỏ, nhanh chóng và đi ngược lại với xu hướng cấp 2.

Do tính chất ngắn hạn nên có khả năng bị 1 nhóm người hay tổ chức lớn thao túng làm giá.

Ba giai đoạn hình thành xu hướng chính

Vì xu hướng dài hạn là xu thế quan trọng nhất. Nên trong phần này mình sẽ nói kỹ về các giai đoạn của xu hướng chính, được hình thành như thế nào.

Với xu hướng chính là xu hướng tăng sẽ có 3 giai đoạn chính gồm: giai đoạn tích lũygiai đoạn bùng nổ và giai đoạn quá độ.

Ngược lại, 3 xu hướng của thị trường giảm sẽ là: giai đoạn phân phối, giai đoạn giảm mạnh giai đoạn tuyệt vọng.

Xu hướng tăng chính (Uptrend – Phe Bò)

Giai đoạn tích lũy

Đây là giai đoạn ngắn hạn, nằm ở đầu tiên của 1 thị trường tăng; và cũng là thời điểm rất ít các nhà giao dịch tham gia vào thị trường.

Giai đoạn tích lũy thường nằm ở cuối xu thế giảm, khi mọi thứ dường như đang trong thời kỳ tồi tệ nhất. Nhưng đây cũng là lúc giá của thị trường cực kỳ hấp dẫn. Vì vào thời điểm này, hầu hết các tin tức xấu đều đã tung ra. Ấp lực bán tan biến gần như không thể giảm thêm được nữa, nên sẽ không có rủi ro về việc giá giảm. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng là giai đoạn khó phát hiện nhất. Nhà giao dịch khó lòng nhận biết được xu thế giảm đã thực sự kết thúc hay chưa?

GIAI ĐOẠN BÙNG NỔ

Khi các nhà đầu tư tham gia thị trường trong giai đoạn tích lũy càng ngày càng nhiều. Tức là họ bắt đầu tin rằng thời kỳ tồi tệ nhất đã qua và sự phục hồi đang tới.

3 giai đoạn hình thành xu hướng chính
3 Giai đoạn hình thành xu hướng chính

Khi điều này trở thành hiện thực, tâm lý tiêu cực bắt đầu tan biến. Điều kiện kinh doanh được đánh dấu bằng tăng trưởng mọi thứ được cải thiện. Lúc này, các tin tức lạc quan bắt đầu được tung ra; kéo nhiều nhà đầu tư quay trở lại, đẩy giá càng ngày càng tăng cao hơn.

Giai đoạn này không chỉ kéo dài nhất, mà còn là giai đoạn có biến động giá lớn nhất. Đó cũng là giai đoạn mà hầu hết các nhà giao dịch nắm được xu hướng giữ các vị thế dài hạn và thu lợi nhuận.

GIAI ĐOẠN QUÁ ĐỘ

Khi thị trường tăng quá mạnh, phe mua ( phe bò) bắt đầu trở nên yếu thế. Lúc này sẽ chuyển sang giai đoạn quá độ – giai đoạn cuối cùng trong xu hướng tăng. Cũng là giai đoạn mà nhiều nhà đầu cơ tích lũy bắt đầu tìm cách thu hẹp vị thế; bán cho những người mới tham gia vào thị trường. Theo Alan Greenspan chính là một “sự phấn khích phi lý”.

Đây cũng là giai đoạn mà người mua cuối cùng bắt đầu tham gia thị trường; sau khi thấy lợi nhuận của người đi trước. Những người tham gia muộn hy vọng rằng lợi nhuận vẫn sẽ tiếp tục; sau khi đã bỏ lỡ nhiều cơ hội trước đó. Nhưng thật không may, họ đang”đu đỉnh” và cơ hội để thoát “hàng” thực sự mong manh.

Trong giai đoạn này, có rất nhiều dấu hiệu thể hiện sức mua giảm; hay xu hướng đang dần trở nên yếu đi. Và đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng chính; đang nằm ở điểm bắt đầu cho một xu hướng giảm chính.

Xu hướng giảm chính ( Phe Gấu)

Giai đoạn phân phối

Đây cũng chính là giai đoạn nằm tiếp ngay sau giai đoạn quá độ của xu hướng tăng chính.  Là lúc mà “cá mập” xả hàng!

 Giai đoạn này trái ngược với giai đoạn tích lũy trong thị trường tăng ở chỗ; rất nhiều trader tin rằng giá sẽ tiếp tục đẩy lên cao hơn nữa. Kéo theo nhiều trader rất lạc quan về thị trường, kỳ vọng giá sẽ bay lên mặt trăng. Đây cũng là giai đoạn mà các nhà đầu tư cuối cùng trên thị trường tiếp tục mua. Và tất nhiên họ không biết rằng họ đang thực sự đu đỉnh rồi.

Bạn cũng thấy rằng dường như lúc này giá cả không thể nào tạo các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn. Thay vào đó, dần dần tạo ra các đỉnh thấp hơn, đáy thấp hơn.

Giai đoạn giảm mạnh

 Đây là giai đoạn mà giá bắt đầu lao dốc không phanh !

Cũng tương tự như thị trường uptrend. Thay vì liến tiếp tạo ra các đỉnh hoặc đáy cao hơn để xác nhận 1 xu thế tăng; thì vào giai đoạn giảm mạnh sẽ chỉ tạo ra các đỉnh và đáy thấp hơn.

Lúc này, điều kiện mọi thứ vô cùng tồi tệ, đồng loạt các tin xấu nhất được tung ra. Nó giống như cú đòn giáng trực tiếp vào nhà đầu tư. Khiến họ rơi vào trạng thái hoang mang cực độ làm cho áp lực bán tháo xuất hiện. Dẫn đến giá càng ngày càng giảm mạnh.

Giai đoạn tuyệt vọng

Giai đoạn cuối cùng của thị trường giảm cũng là giai đoạn khởi đầu cho 1 xu thế tăng chuẩn bị được hình thành.

Đây cũng là giai đoạn chứa đầy sự hoảng loạn và rất dễ dẫn đến việc bán tháo (panic sell).

Bán tháo - Panic Sell làm gì khi bạn chưa thuộc lý thuyết Dow
Panic Sell

Trong giai đoạn này,  thị trường chỉ toàn màu xám xịt, nhà giao dịch có tâm lý tiêu cực với những hy vọng mong manh về thị trường nói chung. Do đó, họ gần như không quan tâm đến giá cả. Chỉ mong sao thoát được hàng càng sớm càng tốt. 

Nhưng khi mọi thứ có vẻ tồi tệ nhất đang diễn ra. Lại chính là lúc giai đoạn tích lũy của một xu hướng tăng chuẩn bị bắt đầu.

Tương quan giữa các chỉ số

Theo Dow, các xu hướng chính trên một chỉ số thị trường nên được xác nhận bởi các xu hướng quan sát trên một thị trường khác.

Tại thời điểm Down đưa ra nguyên lý này; các chỉ số được nhắc đến chủ yếu là Chỉ số Vận tải Dow Jones và Trung bình Công nghiệp Dow Jones. Trước đó, thị trường vận tải (chủ yếu là đường sắt) gắn liền với hoạt động công nghiệp. Nền công nghiệp phát triển hơn, sản xuất nhiều hàng hóa hơn. Thì cần phải tăng hoạt động đường sắt để vận nguyên liệu và hàng hoá phục vụ cho các hoạt động công nghiệp.

Như vậy, có một mối tương quan rõ ràng giữa ngành sản xuất và thị trường vận tải. Nếu một thị trường tăng trưởng thì thị trường kia cũng tăng. Tuy nhiên, nguyên tắc tương quan giữa các chỉ số này ngày nay không còn phù hợp vì nhiều hàng hóa là kỹ thuật số và không yêu cầu giao hàng thực tế.

Dưới đây là biểu đồ hiển thị chỉ số Trung bình Công nghiệp: Dow Jones (DJI), NASDAQ-100 và S&P 500, bạn có thể thấy có sự tương quan rõ ràng giữa 3 chỉ số này.

Biểu đồ hiện thị chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, Nasdaq và S&P

Khối lượng là yếu tố quan trọng (Volume giao dịch)

Theo Dow, khối lượng giao dịch (volume) là một chỉ số quan trọng để xác định xu hướng. Một xu hướng mạnh sẽ đi kèm một khối lượng giao dịch lớn. Khối lượng càng cao các biến động giá càng có khả năng cao. Nó thể hiện xu hướng thực sự của thị trường. Ngược lại, khi khối lượng giao dịch thấp thì khả năng cao biến động đóng giá đó không thể hiện xu hướng thật sự của thị trường, có thể là một tín hiệu giả.

Cụ thể hơn, trong một xu hướng tăng giá khối lượng giao dịch mua vào sẽ tăng theo khi giá tăng. Và khối lượng giao dịch giảm khi giá di chuyển theo hướng ngược lại (điều chỉnh).

Ví dụ, khi giá phá vỡ lên (breakout) một vùng giá quan trọng hay phá vợ một đỉnh tạo đỉnh mới thì khối lượng mua lên phải lớn và khi giá quay lại test thì khối lượng giao dịch giảm (nhỏ hơn).

Như vậy, trong trường hợp khối lượng chạy ngược với xu hướng; Giá tăng nhưng khối lượng giảm, giá giảm nhưng khối lượng giao dịch tăng. Đó là dấu hiệu của sự yếu kém trong xu hướng hiện tại. Và có thể sẽ có sự đảo chiều xu hướng trong thời gian tới.

Xu hướng sẽ tiếp tục cho đến khi sự đảo ngược được xác nhận

Nếu thị trường đang có xu hướng đi lên hoặc đi xuống; nó sẽ tiếp tục xu hướng đó cho đến khi có sự xác nhận đảo chiều rõ ràng.

Vì điều này, Dow tin rằng nên nghi ngờ các xu hướng đảo ngược cho đến khi chúng được xác nhận là xu hướng chính. Tất nhiên, việc phân biệt giữa một xu hướng cấp hai và việc bắt đầu một xu hướng chính mới là không dễ dàng. Các nhà giao dịch; thường nhầm tưởng xu hướng chính đã đảo chiều mà cuối cùng nó chỉ là xu hướng cấp hai.

Mở rộng thêm ý này, bạn sẽ không thể chắc chắn đâu là đỉnh hay đáy một xu hướng, không thể chắc chắn xu hướng đã đảo chiều cho đến khi có tin hiệu xác nhận rõ ràng,vì vậy nếu bán là một trader thì đứng cố gắng “bắt đỉnh, bắt đáy”, hay giao dịch thuận xu hướng hiện tại nếu nó chưa bị đảo chiều.

Các điểm cần lưu ý về lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow vẫn có một số hạn chế nhất định trên các giao dịch ngắn hạn . Nó khá trễ và không phải lúc nào cũng đúng hoàn toàn trên các giao dịch ngắn hạn ở khung thời gian thấp.

Bây giờ thị trường còn giao dịch theo các khung thời gian thấp như khung: 15 phút, 5 phút, thậm trí 1 phút, chứ không chỉ giao dịch theo ngày như các thị trường truyền thống trước đây. Ở các khung thời gian nhỏ thị trường thường bị nhiễu nhiều hơn, thông tin kém chính xác.

Thị trường ngày nay cũng phức tạp hơn, sự ảnh hưởng của tâm lý đám đông, Internet, Công nghệ.

Kết luận

Trên đây mình đã chia sẻ toàn bộ kiến thức về Lý Thuyết Dow. Nó thực sự rất quan trọng nếu bạn muốn trở thành nhà đầu tư tài chính, một trader thành công. Việc đọc và hiểu toàn bộ nguyên lý của lý thuyết Dow sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các chỉ báo phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính.

Chúc bạn đầu tư cũng như giao dịch thành công và kiếm nhiều lợi nhuận hơn với Lý Thuyết Dow.

Nếu bạn có gì chưa hiểu hay muốn bàn luận tìm hiểu thêm các kiến thức khác. Thì hãy cùng trao đổi với tụi mình qua group chat Shadow nhé.

Nguồn Tổng hợp

Trả lời